Sửa đổi quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
(Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro. |
Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.
Nghị định số 120/2024/NĐ-CP nêu rõ: Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.
Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực
Nghị định số 120/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực, không thuộc vùng địa lý tích cực.
Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:
1- Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;
2- Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;
3- Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này hoặc quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.
Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, quốc gia, vùng lãnh thổ không thuộc vùng địa lý tích cực khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1- Quốc gia, vùng lãnh thổ không đáp ứng tiêu chí trên;
2- Quốc gia, vùng lãnh thổ đáp ứng tiêu chí trên nhưng có bằng chứng khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp hoặc sử dụng tài liệu giả mạo theo quy định pháp luật của các quốc gia liên quan.
Bên cạnh đó, Nghị định nêu rõ, Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm hoặc khi có thay đổi Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.
Danh mục loài gỗ rủi ro
Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, Gỗ thuộc Danh mục loài rủi ro nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
1- Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục CITES);
2- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
3- Loài gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
4- Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác hoặc gỗ khai thác, buôn bán trái phép hoặc gỗ do sử dụng tài liệu giả mạo để chứng nhận hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định và công khai.
Nghị định nêu rõ, gỗ không thuộc loài rủi ro khi không thuộc các tiêu chí trên.
Danh mục loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm rà soát và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn khi có thay đổi.
Hồ sơ gỗ nhập khẩu
Theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2- Một trong các tài liệu sau:
- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
- Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc 2 trường hợp trên: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định số 120/2024/NĐ-CP nêu rõ, khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
1- Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2- Một trong các tài liệu sau:
- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản chính hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.
3- Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã nộp hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.
Khánh Diệp
Theo
-
(Xây dựng) – Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam vừa ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và giá khởi điểm đối với 5 khu vực khoáng sản trên địa bàn các huyện: Đông Giang, Hiệp Đức, Nam Trà My, Núi Thành.
-
(Xây dựng) – UBND tỉnh Lai Châu vừa có Văn bản số 3267/UBND-KTN về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
-
(Xây dựng) – Ngày 3/10, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh”.
-
(Xây dựng) - Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều thách thức nghiêm trọng cho ngành xây dựng, làm cho việc tìm kiếm giải pháp bền vững trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh này, tôn ngói nhựa PVC, đặc biệt là sản phẩm từ Green BM, đã nổi lên như một lựa chọn hiệu quả. Với khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, độ bền cao và tính thân thiện với môi trường, sản phẩm không chỉ bảo vệ công trình mà còn giúp giảm khí thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hứa hẹn một tương lai bền vững.
-
(Xây dựng) - Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng trong sản xuất và đưa vào sử dụng tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
-
(Xây dựng) – Sau hơn một năm, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Ninh Bình tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, về hoạt động khoáng sản đã có kết quả, tuy nhiên nhiều nội dung liên quan chưa được xem xét đánh giá cụ thể, chi tiết.
-
(Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã chuyển văn bản đề nghị của Công ty TNHH Đức Lộc về việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản 5 điểm mỏ vàng gốc trên địa bàn huyện Tiên Phước đến Sở Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, trả lời và hướng dẫn công ty thực hiện theo đúng quy định pháp luật và chủ trương của UBND tỉnh.
16:41 | 02/10/2024 -
(Xây dựng) - Trong xây dựng hiện đại, chất lượng vật liệu sẽ quyết định sự thành công và độ bền của công trình. Bê tông tươi, với tính chất linh hoạt và độ bền cao đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các dự án từ quy mô nhỏ đến lớn. Mê Kông Thương Tín tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp bê tông tươi chất lượng cao toàn quốc. Với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ chuyên nghiệp và hệ thống máy móc hiện đại, đơn vị cam kết mang đến giải pháp xây dựng bền vững và đáng tin cậy.
19:18 | 30/09/2024 -
(Xây dựng) - Điện máy gia dụng Hòa Phát vừa ra mắt bộ sưu tập máy lọc nước với 12 lõi lọc vượt trội. Bộ sản phẩm mang đến giải pháp tối ưu cho gia đình bao gồm: Máy lọc nước RO nóng lạnh HPN669 làm lạnh block, Máy lọc nước RO nóng lạnh HPN639 làm lạnh chip, Máy lọc nước RO tủ đứng HPR559.
17:49 | 30/09/2024 -
(Xây dựng) - Trong hai ngày 27 và 28/9, sự kiện Xúc tiến thương mại ngành Vật liệu xây dựng và ngành Cửa tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra thành công rực rỡ. Đây là một sự kiện quan trọng quy tụ nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Xây dựng, từ các nhà sản xuất vật liệu đến các đơn vị cung cấp dịch vụ và công nghệ, tạo cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hợp tác và mở rộng thị trường.
11:32 | 30/09/2024 -
(Xây dựng) - Khó khăn chồng chất, ngành Xi măng cần được tháo gỡ nút thắt về cơ chế chính sách, hỗ trợ tạo lập thị trường chất thải bền vững, ban hành chính sách ưu đãi cụ thể cho các nhà máy xi măng khi sử dụng nhiên liệu thay thế từ rác thải và sử dụng nguyên vật liệu thay thế là phế thải của ngành công nghiệp như tro xỉ, thạch cao nhân tạo…
12:16 | 29/09/2024
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load