Thanh Hóa Đất cát khan hiếm nhiều công trình có nguy cơ chậm tiến độ

Xây dựng Hàng loạt mỏ cát bị tạm dừng hoạt động nhiều mỏ đất hết hạn khai thác phải đóng cửa mỏ dẫn đến tình trạng nguồn vật liệu xây dựng đất cát khan hiếm và bị trượt giá khiến nhiều nhà thầu gặp khó k

Thanh Hóa: Đất, cát khan hiếm nhiều công trình có nguy cơ chậm tiến độ

10:31 | 09/08/2022

(Xây dựng) - Hàng loạt mỏ cát bị tạm dừng hoạt động, nhiều mỏ đất hết hạn khai thác phải đóng cửa mỏ dẫn đến tình trạng nguồn vật liệu xây dựng đất, cát khan hiếm và bị trượt giá khiến nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong việc tiếp tục thi công hoàn thành công trình theo đúng hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

thanh hoa dat cat khan hiem nhieu cong trinh co nguy co cham tien do
Tình trạng khan hiếm đất, cát làm vật liệu xây dựng dẫn đến tình trạng nhiều công trình phải thi công trong tình trạng cầm chừng.

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đặc biệt là đất và cát làm vật liệu xây dựng, qua đó phát hiện nhiều mỏ cát chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý phải tạm dừng hoạt động, một số mỏ đất hết hạn khai thác phải đóng cửa mỏ, dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ khiến nhiều nhà thầu gặp khó khăn khi mua các vật liệu đất, cát để thi công công trình.

Theo khảo sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, hiện nay trên địa bàn một số huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thành phố Thanh Hóa... nhiều công trình phải tạm dừng thi công vì không có nguồn vật liệu đất, cát để tiếp tục thi công và có nguy cơ chậm tiến độ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các địa phương.

Đại diện Hội doanh nghiệp huyện Nga Sơn cho biết: “Do tình hình giá xăng, dầu và các loại vật liệu xây dựng đồng loạt tăng giá, các doanh nghiệp trong huyện đang phải bù lỗ rất nhiều, giá cát tăng gấp đôi so với dự toán, đặc biệt đất đồi huyện Hà Trung giá cao nhưng cũng không có mà mua”.

Còn đại diện Hội doanh nghiệp huyện Hà Trung cho hay: “Hiện tại, vật liệu đất với cát ở huyện Hà Trung là có tiền nhưng cũng không có mà mua để làm công trình, Hà Trung đồi núi nhiều nhưng vẫn không có đất để làm, còn cát thì tăng gấp đôi so với trước kia nhưng cũng khó mua, có mua thì cũng bị ép giá”.

Cùng với quan điểm giá đất, cát tăng, Hội doanh nghiệp huyện Hậu Lộc cho biết thêm: “Hiện nay, chúng tôi đang phải bù lỗ để làm cho xong các công trình dở dang, nếu không làm thì vi phạm hợp đồng chậm tiến độ, còn làm xác định là lỗ, bù lại được mỗi uy tín”.

Theo đại diện Phòng Quản lý vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, đã quy hoạch được 550 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng (trong đá có 211 mỏ tổng diện tích 5.145ha, trữ lượng khoảng 742 triệu m3. Đất san lấp có 134 mỏ với diện tích 1.387ha, trữ lượng 128 triệu m3. Đất đắp đê có 25 mỏ; diện tích 563ha; trữ lượng 38 triệu m3. Đất sét gạch tuynel có 53 mỏ, diện tích 394ha; trữ lượng 23 triệu m3. Cát làm vật liệu xây dựng có 119 mỏ; diện tích 551ha, trữ lượng khoảng 23 triệu m3 và 8 mỏ có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ do Bộ TNMT phân cấp cho tỉnh, với tổng diện tích 142ha, trữ lượng khoảng 649.000 tấn và 2,7 triệu m3); nguồn vật liệu được quy hoạch đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình trọng điểm của Trung ương và địa phương đã và đang triển khai thi công trên địa bàn tỉnh; trữ lượng khoáng sản được quy hoạch đáp ứng được nhu cầu cho hiện tại cả thời kỳ quy hoạch tỉnh đến 2045.

Thảo Chi

Theo