Thời điểm xác định giá vật liệu công trình xây dựng khẩn cấp
(Xây dựng) - Công ty ông Tạ Quang Hưng (Hà Nội) nhận thầu công trình được thực hiện theo quy trình khẩn cấp, hợp đồng được ký vào tháng 5/2024 với đơn giá được đề xuất dựa trên thông báo giá tại cùng thời điểm trên. Loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đến tháng 10/2024, chủ đầu tư có trình thẩm định và phê duyệt dự toán chi tiết công trình, lấy đơn giá theo thông báo giá tại thời điểm tháng 10/2024. Do có sự chênh lệch về đơn giá vật liệu giữa hai thời điểm nên chủ đầu tư có yêu cầu nhà thầu phải ký phụ lục hợp đồng theo đơn giá mới.
Ông Hưng hỏi, với các công trình làm theo quy trình khẩn cấp thì dự toán được lập dựa trên thông báo giá tại thời điểm ký hợp đồng hay thời điểm phê duyệt dự toán? Nếu phải điều chỉnh thì phần khối lượng công việc đã được thực hiện tính theo đơn giá nào?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Công trình xây dựng khẩn cấp gồm các công trình được quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư công trình xây dựng khẩn cấp thực hiện theo các quy định tại Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (hiện nay đã được thay thế tại Điều 69 Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng).
Theo đó, sau khi kết thúc thi công công trình xây dựng khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình.
Dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Việc điều chỉnh, thanh toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký, phù hợp với pháp luật áp dụng.
Ngọc Linh
Theo
-
(Xây dựng) - Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Khánh Hòa gửi tới trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Cử tri đề nghị nghiên cứu, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, người lao động với mức giá hợp lý để tạo điều kiện cho công nhân lao động thuê hoặc mua nhằm ổn định cuộc sống”.
-
(Xây dựng) - Ông Phạm Văn Đạt (Hải Dương) công tác tại Ban Quản lý dự án của huyện đã được 10 năm. Năm 2019, ông tham gia thi sát hạch và được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (lĩnh vực hành nghề quản lý dự án hạng II).
-
(Xây dựng) - Bố của ông Đinh Quốc Toản (Hà Nội) là thương binh loại A, hạng 1/8, mất sức lao động 22%, đã chết năm 2016. Hiện nay, mẹ ông đang sống trong căn nhà cũ đã xuống cấp.
-
(Xây dựng) - Ông Phạm Hà Nam (Sơn La) hỏi, người học về chuyên ngành kinh tế (có học về kinh tế xây dựng, dự toán) có được tham gia thi và cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án không?
-
(Xây dựng) - Theo Bộ Xây dựng, đến nay đã có 36/63 UBND tỉnh công bố dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi, trong đó có 16 dự án đã được cho vay với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.727 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi gói 120.000 tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn.
13:57 | 12/01/2025
Tin bài cuối cùng
Không còn dữ liệu để load